Dạng bài: Chữ số tận cùng và đồng dư thức

LÝ THUYẾT CHỮ SỐ TẬN CÙNG VÀ ĐỒNG DƯ THỨC

+ 1. Một số có chữ số tận cùng là : 0; 1; 5; 6 khi nâng lên lũy thừa $ n\ne 0$  thì được số có chữ số tận cùng là  chính nó (0; 1; 5; 6)

+ 2. Số có chữ số tận cùng là 2; 4; 6 khi nâng lên lũy thừa  4 được số có chữ số tận cùng là 6

+ 3. Số có chữ số tận cùng là 3; 7; 9 khi nâng lên lũy thừa  4 được số có chữ số tận cùng là 1

Chú ý 1:

+ 1 số tự nhiên bất kỳ nâng lên lũy thừa 4k+1 thì chữ số tận cùng không thay đổi

+ Số có tận cùng là 3 khi nâng lên lũy thừa $ 4n+3$  được số có chữ số tận cùng là 7

+ Số có tận cùng là 7 khi nâng lên lũy thừa $ 4n+3$  được số có chữ số tận cùng là 3

+ Số có tận cùng là 2 khi nâng lên lũy thừa $ 4n+3$  được số có chữ số tận cùng là 8

+ Số có tận cùng là 8 khi nâng lên lũy thừa $ 4n+3$  được số có chữ số tận cùng là 2

+ Còn lại  chữ số tận cùng là 0, 1, 4, 5, 6, 9 khi nâng lên lũy thừa $ 4n+3$ được tận cùng là chính nó

+ 4. Nếu a và b có cùng số dư khi chia cho m thì a được gọi là đồng dư với b theo modum m

KH: $ a\equiv b\left( {\bmod m} \right)$

Ví dụ:   $ 3\equiv -1\left( {\bmod 4} \right)$     $ 5\equiv 11\left( {\bmod 6} \right)$                        $ 18\equiv 0\left( {\bmod 6} \right)$

+ 5. Một số tính chất về đồng dư:

+ Nếu: $ \left\{ \begin{array}{l}a\equiv b\left( {\bmod m} \right)\\b\equiv c\left( {\bmod m} \right)\end{array} \right.=>a\equiv c\left( {\bmod m} \right)$

+ Nếu: $ \left\{ \begin{array}{l}a\equiv b\left( {\bmod m} \right)\\c\equiv d\left( {\bmod m} \right)\end{array} \right.=>a+c\equiv b+d\left( {\bmod m} \right)$

+ Nếu: $ \left\{ \begin{array}{l}a\equiv b\left( {\bmod m} \right)\\c\equiv d\left( {\bmod m} \right)\end{array} \right.=>a.c\equiv b.d\left( {\bmod m} \right)$

+ Nếu: $ a\equiv b\left( {\bmod m} \right)=>a^{n}\equiv b^{n}\left( {\bmod m} \right)$

+ Nếu $ a\equiv b\left( {\bmod m} \right)$  và d là UC(a; b) thỏa mãn: ( d; m) = 1 thì $ a:d\equiv b:d\left( {\bmod m} \right)$

+ Nếu $ a\equiv b\left( {\bmod m} \right),d\in Z,$  thỏa mãn : $ d\in UC\left( {a;b;d} \right)=>\dfrac{a}{d}\equiv \dfrac{b}{d}\left( {\bmod \dfrac{m}{d}} \right)$

Chú ý : Không được chia 2 vế của dồng dư thức :

Ví dụ: $ 2\equiv 12\left( {\bmod 10} \right)=>1\equiv 6\left( {\bmod 10} \right)$ , điều này là sai.

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Dạng bài: Chữ số tận cùng và đồng dư thức Dạng bài: Chữ số tận cùng và đồng dư thức Dạng bài: Chữ số tận cùng và đồng dư thức

*Download file word Dạng bài: Chữ số tận cùng và đồng dư thức.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *